Báo cáo nghiên cứu dựa trên việc xem xét các bài đăng từ các trang Facebook của hơn 2.500 nhà xuất bản tin tức trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.
Kết quả cho thấy rằng hầu hết các trang đăng nhiều thông tin sai lệch thường xuyên nhận được nhiều lượt thích, chia sẻ và bình luận hơn các trang đăng tin chính thống.
Phía Facebook đã phản bác lại rằng kết quả nghiên cứu vẫn chưa bao quát bởi nó chỉ mới xem xét mức độ tuong tác chứ không phải "phạm vi tiếp cận" (Mức độ hiển thị bài đăng trên News Feed bất kể họ có tương tác với nội dung đó hay không).
Tuy nhiên cụ thể phạm vị tiếp cận của các bài đăng sai lệch thế nào thì Facebook không hề cung cấp. Một bi hài đó là dữ liệu này lại được thu thập bởi chính công cụ CrowTangle do Facebook sở hữu và cung cấp.
CrowdTangle là công cụ đặc biệt dùng để lập danh sách thường xuyên các bài đăng thu hút được nhiều sự tham gia nhất trên Facebook – một phương pháp được cho là đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Nhưng vào tháng 8, Facebook đã cắt quyền truy cập của nhóm các nhà nghiên cứu vào dữ liệu này (cũng như thư viện quảng cáo chính trị trên nền tảng). Facebook nói rằng việc tiếp tục cấp cho các nhà nghiên cứu bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu có thể vi phạm thỏa thuận với Ủy ban Thương mại Liên bang mà họ đã bị cuốn vào sau vụ bê bối Cambridge Analytica
Trong nỗ lực xóa bỏ việc tiếp tay cho các thông tin sai lệch, Facebook gần đây đã phát hành một "báo cáo nội dung minh bạch" vào tháng 8, đưa ra các bài đăng được xem nhiều nhất trên nền tảng này trong quý 2 của năm, từ tháng 4 đến tháng 6.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, The New York Times tiết lộ rằng Facebook đã loại bỏ kế hoạch phát hành một báo cáo về quý đầu tiên bởi vì bài đăng được xem nhiều nhất từ tháng 1 đến tháng 3 là một bài báo liên kết sai vắc xin coronavirus với cái chết của một bác sĩ ở Florida, một bài đăng đã được sử dụng bởi nhiều trang lan truyền nhằm ggieo rắc nghi ngờ về hiệu quả của vắc-xin.