Nhận thấy được tiềm năng của thị trường học thêm phát triển mạnh ổn định trong nhiều năm, đi kèm theo đó là tình trạng nhiều trung tâm dạy thêm bị quả tải phải nhồi nhét nhiều học viên trong một lớp, một startup việt đã xây dựng nền tảng học thêm trực tuyến để giải quyết vấn đề này.
Người sáng lập ra nền tảng Marathon Education là anh Phạm Đức cho biết: " Bạn có thể nghĩa đến hình ảnh các học sinh bị nhồi nhét như cá mòi và tình trạng này đã diễn ra nhiều năm liền khi tôi còn nhỏ kéo dài cho đến tận bây giờ".
Anh cho biết đã khởi động dự án Marathon này cách đây 6 tuần cùng với người anh rể của mình là Trần Việt Tùng nhằm mục đích giúp cho việc học thêm trở nên dễ dàng hơn tại Việt Nam.
Một điều tuyệt vời là nền tảng này đã kêu gọi thành công 1,5 triệu đô la đầu tiên để phát triển dự án của mình từ quỹ Forge Ventures.
Marathon hiện đang tập trung vào việc giảng dạy các môn học từ lớp 6 đến lớp 12 theo chương trình giáo dục quốc gia của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Cả anh Phạm Đức và Trần Việt Tùng đều lớn lên ở Hà Nội và dành phần lớn tuổi thơ của mình cho việc đến các trung tâm học thêm sau giờ học. Chính điều này đã tạo động lực để cả hai tạo nên nền tảng học trực tuyến này.
Anh Phạm Đức cho biết khoảng 50 – 70% học sinh đều đi học thêm tại nhà các giáo viên hoặc đến các trung tâm. Và thường thì những nơi quy tụ những giảng viên giỏi nhất đều ở các thành phố lớn.
Điều này đã tạo nên một sự chênh lệch, có phần hơi thua thiệt cho các bạn ở những khu vực khác. Marathon Education sẽ giúp tất cả các học sinh sinh viên đều có thể tiếp cận được các giáo viên tốt nhất từ khắp mọi nơi.
Bên cạnh đó dự án cũng hứa hẹn giúp các giáo viên có thể cải thiện tối đa thu nhập của mình.
Thường thì để điều hành một lớp học thêm, các giáo viên phải xử lý rất nhiều các công việc như tiếp thị, tuyển sinh và liên lạc với phụ huynh. Thế nhưng khi tham gia Marathon họ chỉ tập trung vào việc giảng dạy của mình 100% mà không cần tâm đến những vấn đề râu ria như trước đó nữa.
Nếu giáo viên tham gia Marathon, công ty sẽ đảm nhận các công việc hành chính. Mô hình trực tuyến này sẽ giúp họ có thể tiếp cận nhiều sinh viên hơn, kể cả ở các thành phố khác. Thu nhập của họ cũng tăng lên gấp hai ba lần so với bình thường.

Đại diện của dự án cũng cho biết thêm những giáo viên chuyển từ trung tâm ngoại tuyến sang Marathon có thể tăng thu nhập của họ lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên trước khi tham gia Marathon, các giáo viên phải trải qua một quá trình sàng lọc.
Các tiêu chuẩn bao gồm có bao nhiêu học sinh trước đó đã vượt qua các kỳ thi hoặc cải thiện điểm của họ.
Marathon kết hợp họ với các trợ giảng làm việc trực tiếp với các nhóm khoảng 20 đến 25 học sinh sinh viên trong các bài giảng trực tuyến, trả lời câu hỏi thông qua tin nhắn tức thời, và sau đó quản lý các phòng học ảo một cách chi tiết.
Marathon dự kiến sẽ ra mắt lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó sẽ được mở rộng ra ở các thành phố lớn khác từ Nam ra Bắc. Một điều thú vị đó là cả hai nhà sáng lập hé lộ rằng họ tính toán luôn đến sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam.
Cụ thể nền tảng sẽ tìm gia sư có giọng vùng và điều chỉnh các chiến lược tiếp thị của mình.
"Chúng tôi sẽ tập trung vào giáo viên và chương trình giảng dạy riêng biệt, bởi vì hai khu vực khá khác nhau. Các bậc cha mẹ ở miền Nam sẵn sàng thử các dịch vụ mới hơn.
Trong khi các bậc cha mẹ ở miền Bắc phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới truyền miệng của họ, vì vậy họ thận trọng hơn khi thử những gì chúng tôi đang làm. Vì vậy, khi chúng tôi phục vụ miền bắc và miền nam, chúng tôi phục vụ những nhóm khách hàng đặc biệt khác nhau", anh Trần Việt Tùng cho biết.
Marathon có kế hoạch tiếp tục duy trì mô hình dạy học trực tuyến ngày cả sau khi thời giãn cách xã hội kết thúc và trẻ em trở lại lớp học đi học bình thường.