Bùng nổ xu hướng quét mã QR Code
Mã QR đơn giản hóa nhiều thao tác trong cuộc sống, nhưng cũng tạo ra lỗ hổng với bảo mật riêng tư của người dùng.
Những người phục vụ tại cửa hàng ăn uống có thể nhớ rõ món ăn yêu thích của khách quen. Giờ đây, các nhà hàng xung quanh đó cũng có thể nắm được sở thích này nhờ mã QR được khách hàng sử dụng để đặt đồ ăn.
Mặc dù công nghệ này không quá mới mẻ thậm chí nó đã được dùng trong các nhà xưởng từ năm 1990 thế nhưng mãi đến khi đại dịch Covid 19 bùng phát thì mã QR Code mới được ứng dụng rộng rãi.
Người dùng chỉ việc bật camera trên điện thoại, chĩa về phía mã QR và sẽ được chuyển đến website với đầy đủ thông tin, vượt xa những gì có trên thực đơn in giấy. Ngay cả những cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng đang dần ứng dụng mã QR để giúp khách hàng nhanh chóng lựa chọn sản phẩm mình cần, sau đó order mà không cần phải xếp hàng, thậm chí có thể thanh toán đặt chỗ, …
Tuy nhiên công nghệ này vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định và khiến cho nhiều người dùng không thật sự cảm thấy an tâm lắm về quyền riêng tư. Cụ thể:
Khảo sát do công ty nghiên cứu Forrester thực hiện cho thấy một nửa số người trưởng thành sở hữu smartphone ở Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp giới hạn lượng dữ liệu chia sẻ khi quét mã QR, trong khi chỉ có tổng cộng 8% người dùng smartphone từng quét mã QR tại cửa hàng.
"Tôi không muốn nhà hàng nắm rõ thông tin về mình hơn mức cần thiết", Eric Rescorla, giám đốc công nghệ phụ trách trình duyệt Firefox của Mozilla, cho hay. Ông từng chỉ ra nhiều vấn đề về riêng tư với mã QR trong một bài viết hồi tháng 7.
Mã QR Code có nguy hiểm hay không
Ngành công nghiệp đang dần thay đổi, theo dõi hoạt động khách hàng ngày càng khó khăn. Các trình duyệt như Firefox và Safari đã loại bỏ cookies bên thứ ba, trong khi Google cam kết cũng làm điều tương tự. Người dùng cũng ngày càng chú ý đến vấn đề riêng tư trên mạng, buộc các công ty chuyển hướng tới dữ liệu tự thu thập, thay vì mua từ bên khác.
Mã QR trở thành biện pháp hiệu quả để thu thập dữ liệu trực tiếp. Người dùng có thể quét mã QR trên sản phẩm mình yêu thích và nó sẽ dẫn đến trang web của nhà sản xuất. Website có thể nhớ thông tin của người dùng và chuẩn bị sẵn hàng hóa cùng các gói khuyến mãi trong lần truy cập tiếp theo.
"Điều này có lợi cho cả khách hàng và thương hiệu, nhưng doanh nghiệp cần làm rõ với người dùng về phương thức và thời điểm thu thập dữ liệu. Những bên làm được điều này có thể giành lợi thế trong bối cảnh nhiều công ty tìm cách tăng cường kho dữ liệu trực tiếp", Ramos nói.
Mã QR không xâm phạm sự riêng tư của người dùng, nhưng chúng có thể dẫn tới những website làm như vậy. Mã QR cũng đi kèm nhiều hiểm họa an ninh. Nó có thể là bước đầu trong một cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại hoặc giả mạo (phishing).
Những kẻ xấu có thể triển khai mã QR độc hại ở khu vực đông người qua lại như đèn tín hiệu giao thông hoặc trạm dừng xe buýt. Chúng có thể kích hoạt mã độc hoặc đánh cắp thông tin nếu người dùng quét và nhập dữ liệu.
Vì vậy Cách tốt nhất để tránh bị theo dõi hiện nay là bật chế độ lướt web riêng tư khi truy cập website qua mã QR, cũng như sử dụng trình duyệt với tính năng chống giám sát như Firefox hay Safari.